Sơn giao thông tại BẮC NINH
Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các con đường giao thông ngày càng được nâng cấp và cải tạo. Mỗi ngày, lại có những công nghệ, kỹ thuật mới được áp dụng vào quy trình làm đường. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sơn giao thông. Vậy sơn giao thông là gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Hãy cùng Lê Phát tìm câu trả lời nhé!
-
Nội dung bài viết
Sơn giao thông trong xây dựng
Nhắc đến sơn thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các loại sơn dân dụng, thường dùng để sơn nhà, cửa hàng, quán xá, … chứ ít khi nghĩ tới sơn giao thông. Kỳ thực loại sơn này lại rất phổ biến, xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta.
-
Sơn giao thông là gì?
Sơn giao thông là một loại sơn nhiệt dẻo được làm nóng chảy ở nhiệt độ 2000C. Tùy từng môi trường, yếu tố bên ngoài mà người ta pha thêm một số hợp chất với tỉ lệ nhất định để giúp sơn có độ bền, chống chịu được nhiệt độ, bụi bẩn, mưa nắng, …
-
Đặc điểm sơn giao thông
Do mục đích sử dụng đặc thù của mình nên sơn giao thông cũng có những tính chất, đặc điểm riêng mà không loại sơn nào có được. Đầu tiên là độ bền vượt trội, sơn giao thông vẫn có thể bền đẹp, rõ nét trong một khoảng thời gian dài trước tác động của thời tiết, xe cộ, …
Thêm vào đó, sơn giao thông hoàn toàn không có chất độc hại, rất thân thiện với môi trường. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người thi công lẫn người đi đường.
Hơn nữa, sơn giao thông cũng có thể được pha với các hạt hoặc chất phản quang, giúp bắt sáng rất tốt. Tính chất này giúp đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông, đặc biệt là buổi đêm.
-
Một số hãng sơn giao thông cao cấp
Nhờ độ phổ biến và ứng dụng cao của mình, hiện nay càng ngày càng có nhiều hãng sơn giao thông với vô vàn sản phẩm mới, đa dạng. Trong số những hãng sơn giao thông nổi tiếng, có thể kể đến 3 thương hiệu sơn là Kova, Cadin và Seamaster
-
Sơn giao thông Kova
Kova là một hãng sơn giao thông của Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Hòe sáng lập. Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi công nghệ sản xuất sơn từ các nước tiên tiến trên thế giới, Kova đã và đang cho ra đời nhiều sản phẩm sơn giao thông chất lượng.
Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, sơn Kova luôn có độ bền cao với tính kháng bụi, kháng khuẩn vượt trội, … Ngoài ra Kova còn có loại sơn được pha các hạt phản quang, có thể bắt sáng trong bóng tối, đảm bảo an toàn giao thông rất tốt. Sơn Kova đã phục vụ hàng trăm, hàng ngàn công trình trong đó phải kể đến như trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Mỹ Đình và khu mua sắm Vivo City ở Singapore.
Đặc biệt, sơn giao thông Kova còn nói không với các chất độc hại như chì, thủy ngân và không có mùi hắc, giúp đảm bảo sức khỏe của đội ngũ thi công cũng như người sử dụng. Và điều tuyệt vời hơn, do được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam nên giá thành của sơn giao thông Kova rẻ hơn rất nhiều so với các hãng sơn cao cấp khác trên thị trường.
-
Sơn giao thông Cadin
Đây là thương hiệu sơn không còn mấy xa lạ với thị trường trong nước. Sơn giao thông Cadin cũng là một niềm tự hào của chúng ta khi được nghiên cứu và sản xuất hoàn toàn bởi người Việt Nam. Sơn Cadin cũng đã ghi dấu ấn trên rất nhiều công trình quan trọng, mang lại sự thuận tiện và an toàn trong tham gia giao thông.
Cũng giống như Kova, sơn giao thông của Cadin cũng có những tính năng vượt trội giúp chống nước, chống xăng dầu cực tốt với bàng màu cơ bản gồm đỏ, trắng, vàng, đen. Hãng sơn Cadin cũng cam kết rằng các sản phẩm sơn giao thông của mình hoàn toàn không chứa các chất độc hại, gây ung thư.
-
Sơn giao thông Seamaster
Khác với hai loại sơn kể trên, sơn giao thông Seamaster có xuất xứ từ Singapore và đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Sản phẩm của Seamaster có cấu tạo chủ yếu trong các loại sơn là gốc cao su. Các loại sơn của hãng này có một ưu điểm vượt trội hơn các loại sơn khác trên thị trường đó là có thể che lấp các vết hở, vết lồi lõm, mang đến một bề mặt phẳng, đẹp.
Sơn kẻ đường của Seamaster còn có độ bền cao, không hề bị hòa tan cùng nhựa đường. Đặc biệt, sơn còn có khả năng chống trơn trượt rất tốt, đảm bảo được an toàn giao thông.
Ngoài những loại sơn giao thông kể trên thì ta còn có những loại sơn khác khác phổ biến, có nguồn gốc từ nước ngoài như sơn Dulux của Hà Lan, Nippon của Nhật Bản, Ryo của Hoa Kỳ, … Mỗi hãng sơn đều có những sản phẩm với những ưu điểm riêng, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
-
Một số dòng sản phẩm của sơn giao thông
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất sử dụng có thể chia sơn giao thông thành nhiều dòng. Theo cấu tạo thì ta có sơn gốc nước, gốc dầu, gốc Acrylic, gốc nhựa dẻo và gốc cao su. Theo tính chất thì ta có các loại sơn nhiệt dẻo, sơn chống thấm, sơn phản quang, … Còn dựa vào mục đích sử dụng thì có thể phân thành sơn kẻ đường, sơn kẻ nhà xưởng, xí nghiệp, bãi đậu xe, nhà kho, …
-
Ứng dụng của sơn giao thông
Nhờ vào những đặc điểm nổi trội của mình, sơn giao thông ngày càng được áp dụng nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
-
Sơn giao thông có quan trọng không?
Câu trả lời là có. Sơn giao thông ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong việc phân chia các làn đường, vẽ các mũi tên, hướng đi trong các trục đường lớn. Điều này giúp đảm bảo an toàn giao thông và giúp cho việc lưu thông trở nên quy củ và gọn gàng hơn.
-
Những hạng mục công trình sử dụng sơn giao thông
Ngoài những hạng mục chính như đường nhựa, đường cao tốc, đường băng sân bay, …sơn giao thông còn xuất hiện ở những công trình như nhà xưởng, xí nghiệp, nhà kho, bãi đỗ xe của trung tâm thương mại, … Hãy thử tưởng tượng một nhà xưởng với diện tích lớn nếu không có các vạch kẻ chỉ dẫn đường đi, phân chia các nơi thực hiện công việc riêng thì sẽ khó khăn đến nhường nào?
Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để đưa công việc vào quy củ bởi nhân công có thể còn chưa nắm rõ được đường đi trong xưởng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của quá trình lao động, sản xuất.
-
Quy trình thi công sơn giao thông dẻo phản quang
Sau khi đã đọc xong các phần giới thiệu bên trên thì chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ và phát hiện ra sơn giao thông xuất hiện rất nhiều xung quanh đời sống của mình. Tuy vậy, quy trình thực hiện luôn là một vấn đề khó giải quyết, khiến nhiều người đau đầu. Hãy cùng theo dõi quy trình thi công sơn giao thông, cụ thể là sơn dẻo phản quang dưới đây nhé!
-
Chuẩn bị trước khi thi công
Để một buổi thi công sơn giao thông diễn ra thành công thì trước hết chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
-
Thiết bị thi công
Đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị sơn – thành phần quan trọng nhất trong quá trình thi công. Bạn cần tuân thủ các quy định về trộn, pha chế sơn của nhà sản xuất cho đúng tỉ lệ. Vì nếu tự ý thêm bớt các chất vào sơn mà không theo một tỷ lệ nhất đinh, sơn rất dễ bị sai kết cấu, làm giảm hiệu quả khi thi công cũng như sử dụng. Đặc biệt ở đây, khi chúng ta đang bàn đến sơn dẻo phản quang, rất phức tạp trong pha chế các hợp chất đóng rắn cũng như các hạt phản quang.
Tiếp đó, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ để thi công sơn giao thông. Với những loại sơn thông thường, bạn có thể sử dụng con lăn và thực hiện bằng tay. Tuy nhiên với loại sơn dẻo nhiệt phản quang và ở những công trình lớn hơn như đường cao tốc, nhà xưởng, bãi đỗ xe thì bạn cần đến sự trợ giúp của những loại máy nấu sơn và kẻ sơn chuyên dụng. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện quá trình thi công sơn giao thông chính xác và nhanh gọn hơn.
-
Đội ngũ tham gia thi công
Đây có thể coi là những con người thầm lặng nhưng lại đóng vai trò quyết định về thành phẩm sơn giao thông sau này. Bạn nên tìm kiếm và hợp tác với các đơn vị thi công sơn giao thông uy tín, sở hữu đội ngũ thợ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Cũng không nên ham rẻ mà thuê những đội thợ còn non tay, chưa có nhiều kinh nghiệm, sẽ không đảm bảo được chất lượng đầu ra của công trình khi hoàn thành.
-
Chuẩn bị bề mặt thi công
Đất, cát, dầu mỡ, bụi bẩn trên bề mặt cần được làm sạch. Bạn có thể dùng dung môi tẩy rửa để tăng hiệu quả vệ sinh. Với những bề mặt có vết hở hoặc vết lõm, bạn nên sử dụng một lớp sơn lót có khả năng làm đầy khuyết điểm của bề mặt hoặc sử dụng các loại máy tạo nhám để sơn có thể bám chắc hơn.
-
Tiến hành thi công
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng cả về vật chất lẫn con người, bạn đã có thể bắt tay vào thi công sơn giao thông. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý quy trình sau:
-
Thi công sơn lót
Hãy chia quá trình sơn lót từ 2 – 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 – 2 tiếng. Lớp sơn lót có tác dụng như một lớp nền, một lớp kết nối trung gian giữa bề mặt thi công và lớp sơn phủ phía sau.
-
Thi công sơn nhiệt dẻo
Bắt đầu đổ sơn đã được pha chế theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất vào máy nấu. Phải luôn giữ nhiệt độ trong nồi nấu từ 1800C – 2100C thì mới giữ được trạng thái tốt nhất của sơn giảo. Sau đó dùng máy chuyên dụng rải sơn xuống bề mặt, lưu ý vẫn phải giữ nhiệt độ 1700C – 1800C để sơn được bám chặt.
-
Tạo độ phản quang bề mặt
Với những công trình yêu cầu phải có một lớp hạt phản quang trên bề mặt thì bạn cần chú ý đến loại hạt mà mình sử dụng theo những tiêu chuẩn khác nhau.
Với Công trình có thiết kế sử dụng tiêu chuẩn BS của Anh thì Bi phản quang bề mặt phải đáp ứng yêu cầu B của tiêu chuẩn BS 6088. Điều này giúp nâng cao tầm nhìn của vạch trải trong đêm, cỡ hạt phản quang phải từ 180 – 850 mm, mặt khác nó phải đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn BS 6088, có thể rắc bi trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt vạch trải.
Với Công trình có thiết kế sử dụng tiêu chuẩn AASHTO của Mỹ thì Bi phản quang bề mặt phải đáp ứng Loại II của tiêu chuẩn AASHTO M247-81 nhằm mục đích nâng cao tầm nhìn của vạch sơn trong đêm, cỡ hạt phản quang phải từ 180 – 600mm, mặt khác nó phải đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn AASHTO M247-81, có thể rắc bi trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt vạch trải.
Các hạt phản quang sẽ được rắc hoặc cho rơi tự do ngay trong quá trình rải sơn nhằm đảm bảo độ bám dính và khả năng phát sáng khi đưa vào sử dụng.
-
Kiểm tra sau khi thi công
Đây cũng là khâu quan trọng trong quá trình thi công sơn giao thông nhiệt dẻo phản quang của bạn. Đầu tiên phải kiểm tra độ dày bằng thước cặp của một miếng sơn được bóc ra từ bề mặt. Sau đó bạn cần kiểm tra độ bám dính bằng cách đập mạnh xuống bề mặt sơn. Nếu sơn bong tróc thành những mảnh lớn thì chứng tỏ độ bám dính không tốt, cần xem lại. Còn nếu các mảng bong tróc nhỏ, không đáng kể thì sơn đã có độ bám dính rất tốt.
-
Năng suất thi công
Với điều kiện thời tiết tốt, không có mưa và đội ngũ thi công làm việc trong 1 ca khoảng 8h liên tục thì sẽ có năng suất dự tính như sau:
Sơn vạch liền bề rộng 15 – 20cm: sơn được 700 – 800m2/ca/tổ.
Sơn vạch đứt bề rộng 10 – 15 cm: sơn được 200 – 250m2/ca/tổ.
-
Lê Phát – Đơn vị cung cấp sơn giao thông hàng đầu Việt Nam
Hiện nay, không chỉ ở các thành phổ lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mới phát triển về thi công sơn giao thông mà nó đã được phổ biến rộng rãi ở các thành phố khác như Bắc Ninh. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến đơn vị Lê Phát.
-
Tại sao nên chọn Lê Phát là đơn vị đồng hành cùng bạn?
Trước hết, Lê Phát là một đơn vị thi công sơn giao thông có tiếng và uy tín tại Bắc Ninh. Với kinh nghiệm thi công hàng trăm, hàng ngàn công trình, Lê Phát tự tin có thể đem đến cho khách hàng những trải nghi
nghiệm tốt nhất. Điều này đã được kiểm chứng qua sự tin cậy và gắn bó của rất nhiều khách hàng đã từng làm việc cùng sơn giao thông Lê Phát.
Tiếp đó, Lê Phát luôn sở hữu đội ngũ nhân công chất lượng cao, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công sơn giao thông tại Bắc Ninh. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng dịch vụ của Lê Phát. Điều này có được là do sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình làm việc với rất nhiều khách hàng trước đây.
Cuối cùng, tại đây có mức giá cạnh tranh, hợp lý, tương xứng với chất lượng. Bạn sẽ có được một công trình sơn giao thông đúng chuẩn, bền đẹp mà chỉ phải bỏ ra một khoản kinh phí rất phải chăng.
-
Hình ảnh một số hạng mục công trình sử dụng sơn giao thông của Lê Phát
Việc thi công sơn giao thông tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại là một quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có những hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm nhất định. Ngày nay, với sự trợ giúp của các đơn vị thi công sơn giao thông, đặc biệt là Lê Phát thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhận về những công trình ưng ý nhất.